Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo đã trở thành một chủ đề được toàn cầu quan tâm và bàn luận. Một số nước đang đưa dần nguồn năng lượng tái tạo vào để thay thế các nguồn năng lượng hoàn toàn từ thiên nhiên. Cùng ENTECH kể tên một số năng lượng tái tạo, cùng ưu nhược điểm của nó trong đời sống.
Đánh giá về ưu và nhược điểm của các nguồn năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo được hiểu là các năng lượng xuất phát từ nguồn hình thành liên tục và vô hạn như gió, mưa, năng lượng mặt trời, sóng biển,… Đây là một nguồn năng lượng sạch và được khá nhiều quốc gia khai thác. Khám phá một số ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo:
- Đây là nguồn năng lượng hoàn toàn sạch, không gây ô nhiễm đến môi trường
- Vô hạn, không thể cạn kiệt
- Sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và tiết kiệm được nhiều điện năng
Bên cạnh những ưu điểm, năng lượng tái tạo tồn tại một số nhược điểm như:
- Cần bỏ ra chi phí lớn cho việc xây dựng hệ thống hiện đại để thu năng lượng tái tạo.
- Vì các nguồn năng lượng từ thiên nhiên nên nên hiệu suất thất thường khi có những tác động về thời tiết, khí hậu,…
Danh sách các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới
Trên thế giới hiện có nhiều nguồn năng lượng khác nhau, vậy đâu là nguồn năng lượng tái tạo? Cùng kể tên một số năng lượng tái tạo ngay dưới đây:
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời đang được khai thác để sử dụng các công nghệ mới như: sưởi ấm, quang điện, quang hợp nhân tạo,… Với năng lượng mặt trời, con người tạo ra điện, nước nóng,… để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu thụ hàng ngày.
Năng lượng từ gió
Gió là nguồn năng lượng được nhiều quốc gia trên thế giới khai thác, muốn khai thác gió sẽ sử dụng các tuabin lớn với công suất 600kW đến 9MW. Nếu tốc độ gió tăng thì lượng điện sẽ tạo được công suất tối đa.
Thủy điện
Đây hoàn toàn là nguồn năng lượng sạch có xuất hiện ở mọi quốc gia, thủy điện được hiệu là sức nước của các dòng nước có tốc độ lớn, ở đây con người thiết lập tuabin mát phát điện để phát ra điện. Trên thế giới có rất nhiều hệ thống nhà máy thủy điện, đạp thủy điện,…
Năng lượng sinh học
Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng từ cây trồng và động vật, nguồn năng lượng này có thể sử dụng trực tiếp để đốt cháy và tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, gần đây khoa học chứng minh rằng việc đốt năng lượng sinh học sẽ tạo ra một lượng khí CO2 cao và làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Năng lượng nhiên liệu hydrogen
Hydrogen là một nguồn năng lượng sử dụng trong các pin nhiên liệu hydro, đây là một trong các nguồn năng lượng tái tạo ở việt nam hỗ trợ đóng góp vào hệ thống động cơ như pin lưu trữ điện. Các dòng pin lưu trữ điện đang được ứng dụng nhiều vào các dòng xe hơi nước.
Ngoài ra, khi sử dụng nhiên liệu đốt hydrogen sẽ không gây hại đến môi trường. Dự kiến, trong tương lai năng lượng nhiên liệu hydrogen sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tối ưu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt được hình thành từ phân rã phóng xạ của khoáng chất, năng lượng này sẽ xuất hiện nhiều ở các khu vực có độc địa nhiệt cao. Tuy nhiên, việc khai thác năng lượng địa nhiệt vẫn còn nhiều hạn chế và chỉ phát triển ở một vài nơi. Đặc biệt, chưa có nhiều công cụ kỹ thuật để khai thác cho nguồn năng lượng này.
Năng lượng thủy triều
Một số nguồn năng lượng tái tạo sạch tại Việt Nam phải kể đến là thuỷ triều, nguồn năng lượng này được thu thập để tạo ra điện. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống vận hành cũng khá tốn kém. Ngoài ra, với nguồn năng lượng này sẽ chỉ khai thác được ở nơi có vận tốc dòng chảy lớn hoặc vào lúc thủy triều đang dâng cao.
Ứng dụng việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nguồn năng lượng tái tạo được khai thác khá phổ biến, bởi đây là nguồn năng lượng sạch và giúp ích nhiều cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Theo thông tin của Bộ Công thương, đến năm 2030, Việt Nam sẽ tiến tới giai đoạn phát triển hoàn toàn bằng nguồn năng lượng sạch.
Hiện nay, đã có không ít các dự án phát triển năng lượng mặt trời tại các tỉnh phía Nam và phía Trung. Trong đó, nguồn năng lượng gió đang là một sự chú ý lớn nhất đối với chính phủ Việt Nam bởi nước ra có tới 3200 km đường biển và tốc độ gió hằng năm tại biển Đông khá mạnh.
Những doanh nghiệp đang phát triển về lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời có thể tham gia ngay hội chợ triển lãm quốc tế năng lượng – môi trường Hà Nội 2023. Đây là hội chợ được Bộ Công thương đánh giá cao, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kết nối giao thương và quảng bá sản phẩm của mình đến thị trường thế giới.
Tại bài viết trên đây, Entech đã giới thiệu đến quý bạn đọc các nguồn năng lượng tái tạo đang tồn tại trên thế giới. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích, ngoài ra, quý doanh nghiệp có thể tham khảo hội chợ triển lãm quốc tế Entech để đăng ký tham gia để có cơ hội giao lưu với các doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới.