Cách hạch toán điện năng lượng mặt trời và các chi phí lắp đặt

Hiện nay, có nhiều hộ gia đình cá nhân cũng như đơn vị doanh nghiệp lựa chọn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời để sử dụng. Vậy để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ tốn chi phí bao nhiêu và doanh thu nhận được như thế nào? Cùng ENTECH tìm hiểu cách hạch toán điện năng lượng mặt trời cụ thể ngay trong bài viết dưới đây.

Chi phí khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời

Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tốn khá nhiều chi phí và thời gian lắp đặt. Tuy nhiên, đổi lại bạn sẽ có một nguồn điện năng ổn định để sử dụng trong thời gian lâu dài. 

Chi phí khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời
Chi phí khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời

Hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ có chi phí bao nhiêu?

Theo dự toán của các công ty chuyên lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, thống kế về chi phí lắp đặt cụ thể đối với hộ gia đình dự toán như sau:

Dự Toán Diện Tích Lắp Số điện thu được 1 ngày (kwh)
Lắp điện mặt trời Dưới 1 triệu (3-5 kWp) 18-30 M2 12-15 và 20-25 (ký điện)
Lắp điện mặt trời Trên 1 triệu (10-15 kWp) 60-90 M2 40-50 và 60-75 (ký điện)

Chi phí khi doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Tập đoàn điện lực EVN thống kê rằng, điện năng lượng mặt trời hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phục vụ kinh doanh điện. Việc đầu tư lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời cũng tăng cao.

Chi phí khi doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Chi phí khi doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Đối với điện lắp mái, mức chi phí lắp đặt tổng thể điện năng lượng mặt trời Solar farm như sau: 

Công suất Mức giá tham khảo
Với hệ thống điện mặt trời 50 kWp Khoảng 16 – 17 triệu VNĐ/1kWp
Với hệ thống điện mặt trời 100 kWp Khoảng 15,5 – 16 triệu VNĐ/1kWp
Với hệ thống điện mặt trời 300 kWp Khoảng 14 – 15,5 triệu VNĐ/1kWp
Với hệ thống điện mặt trời 1000 kWp Khoảng 11 – 12 triệu VNĐ/1kWp

Doanh thu nhận được khi sử dụng điện năng lượng mặt trời

Dù mức chi phí lắp đặt không hề rẻ nhưng hộ gia đình và doanh nghiệp đều nhận về những lợi ích cực lớn từ điện năng lượng mặt trời. Đồng thời, khi lắp điện năng lượng mặt trời thay điện lưới sẽ nhận được nguồn doanh thu nhất định.

Những doanh thu hộ gia đình nhận được khi sử dụng điện năng lượng mặt trời

Đối với những hộ kinh doanh, đây là cách để gia đình tiết kiệm được chi phí sử dụng điện hàng tháng. Đây là số tiền khá lớn, đặc biệt với gia đình sử dụng nhiều thiết bị điện năng liên tục hàng ngày. Khi sử dụng điện năng lượng mặt trời sẽ giúp gia đình có nguồn điện ổn định phòng trừ trường hợp mất điện bất ngờ.

Điện năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm được chi phí sử dụng điện 
Điện năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm được chi phí sử dụng điện

Doanh thu nhận được khi bán lượng điện cho Điện lực

Theo thống kế hiện nay, doanh thu mà công ty điện lực nhận được khi đầu tư vào mô hình kinh doanh điện bằng năng lượng mặt trời là khá lớn. Vốn đầu tư ban đầu là không hề ít nhưng thời gian thu hồi vốn khá nhanh và kiếm lợi nhuận cao. 

Tại Công ty Điện lực Bắc Giang đạt được thu nhập khoảng 1 triệu kWh/năm, với doanh thu này tương đương với gần 2 tỷ đồng. Hình thức kinh doanh điện này đã mang lại nhiều lợi ích và doanh thu cho doanh nghiệp, cụ thể như: tiết kiệm được diện tích mái, làm mát khu vực sản xuất điện, đồng thời các nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Cách hạch toán điện năng lượng mặt trời trong kinh doanh

Để có cách hạch toán điện năng lượng mặt trời chính xác nhất thì bạn cần áp dụng cách tính toán vào chính dự án của doanh nghiệp mình. Khi tính toán cần xem xét các thông tin sau:

  • Tổng chi phí điện mặt trời: đây là khoản đầu tư ban đầu, tổng chi phí phụ thuộc vào kích thước, quy mô và chất lượng hệ thống của bạn.
  • Các khoản thuế tài chính nhà nước: Khi kinh doanh điện sẽ được hỗ trợ những khoản thuế và đóng các mức thuế khác nhau phụ thuộc vào thu nhập của mỗi đơn vị.
  • Mức tiêu thụ điện trung bình hàng tháng: Khi nắm được lượng điện tiêu thụ hàng tháng xuất ra, bạn sẽ tính được doanh thu. Nên thiết kế hệ thống cung cấp điện phù hợp để loại bỏ các chi phí phát sinh, đồng thời nếu quy mô nhỏ có thể loại bỏ hóa đơn điện hàng tháng để giảm vốn ban đầu.
  • Sản lượng điện ước tính: Khi cung cấp điện bạn cần thống kê được sản lượng điện ước tính để xem có phù hợp không và còn giảm thiểu những ảnh hưởng từ thời tiết, khí hậu.
  • Bán năng lượng mặt trời cho Nhà nước: Đối với các doanh nghiệp có thể bán lượng điện cho nhà nước để thu được lợi nhuận phù hợp. Tuy nhiên bạn phải đáp ứng các tiêu chí thuế và yêu cầu về của công ty điện lực. Hiện tại, giá điện mặt trời mua vào của điện lực Việt Nam đang là 2.086 đồng / kWh.
Cách hạch toán điện năng lượng mặt trời trong kinh doanh
Cách hạch toán điện năng lượng mặt trời trong kinh doanh

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ đang có hướng đầu tư vào hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể tham gia hội chợ triển lãm công nghệ năng lượng Entech. Đây là cơ hội để bạn tìm kiếm những nhà đầu tư mới và những dự án tiềm năng để cùng đầu tư và kiếm lợi nhuận. Hiện tại, sự kiện này đã được rất nhiều công ty năng lượng lớn tham gia.

Trên đây, Entech đã chia sẻ cách hạch toán điện năng lượng mặt trời chi tiết về chi phí và doanh thu để bạn đọc cùng tham khảo. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích với những doanh nghiệp hoặc hộ gia đình đang tìm hiểu và muốn đầu tư lắp đặt một hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Hotline